06.09.2017 , theo Bệnh viện ĐK Quang Bình
Lạm dụng rượu, bia không chỉ gây ra các bệnh về gan, dạ dày, tim mạch mà gần đây đã có nhiều nghiên cứu đưa ra quan điểm rằng, việc sử dụng đồ uống có cồn lâu ngày còn là thủ phạm lớn nhất của bệnh gout và làm cho tình trạng bệnh gout trở nên nặng nề hơn.
Lạm dụng rượu, bia không chỉ gây ra các bệnh về gan, dạ dày, tim mạch mà gần đây đã có nhiều nghiên cứu đưa ra quan điểm rằng, việc sử dụng đồ uống có cồn lâu ngày còn là thủ phạm lớn nhất của bệnh gout và làm cho tình trạng bệnh gout trở nên nặng nề hơn.
Bệnh gout là một bệnh lý thường gặp ở nam giới. Nó thường gây ra những hiện tượng sưng đau khó chịu ở các khớp tay hoặc chân nếu không kịp thời chữa trị có thể biến chứng làm các khớp bị biến dạng. Nguyên nhân của bệnh gout này chính là do dư thừa một lượng lớn acid uric trong máu không thể đào thải ra ngoài được và tích tụ lại tại các khớp tạo thành các tinh thể acid uric. Các tinh thể này thường xuất hiện tại các khớp ngón chân cái đầu tiên và gây ra sưng đỏ rất khó chịu cho người bệnh.
Theo các nghiên cứu mới của các chuyên gia y học thì rượu đặc biệt là bia chính là nguyên nhân số một gây ra bệnh gout. Trong rượu, bia có chứa một lượng acid uric chính vì thế uống càng nhiều rượu bia thì lượng acid uric trong cơ thể càng tăng lên. Nếu lượng acid uric cung cấp vào cơ thể hàng ngày không được đào thải kịp thời ra khỏi cơ thể thì nguy cơ tích tụ lại rất cao.
Các nhà nghiên cứu đã tiến hành nhiều thử nghiệm và đưa ra kết luận: Với những người uống ít hơn 1 ly rượu, bia trong khoảng thời gian 24 giờ không làm tăng đáng kể nguy cơ các cuộc tấn công bệnh gout lặp lại. Nhưng tiêu thụ nhiều hơn 1-2 ly một ngày có thể làm tăng nguy cơ tấn công các cơn đau gout lên đến 36%. Với việc uống 2 - 4 ly, nguy cơ tăng lên 50% và nó tiếp tục tăng khi bạn tăng số lượng mình tiêu thụ rượu, bia. Đối với những người sử dụng rượu mạnh thì chỉ cần uống một ngụm rượu mạnh (30ml) trong vòng 1 tháng thì bạn đã có nguy cơ mắc bệnh gout. Và nếu bạn uống từ 2 ngụm rượu mạnh (60ml) trở lên thì nguy cơ mắc bệnh sẽ tăng lên 60% so với người bình thường không uống rượu.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra không có nguy cơ mắc bệnh gout ở những người sử dụng rượu ở mức độ vừa phải. Vậy nên, đối với nam giới được khuyên không nên uống quá 2 đơn vị rượu một ngày, đối với nữ không nên uống quá 1 đơn vị rượu 1 ngày. 1 đơn vị rượu tương đương khoảng 2/3 chai bia 550ml hoặc một lon bia 330ml 5% hoặc một cốc bia hơi 330ml hoặc một ly nhỏ 100ml rượu vang.
Do đó, để phòng ngừa bệnh gout cần hạn chế hoặc dừng hẳn rượu, bia. Đặc biệt với người đang bị gout thì càng nên nói không với 2 thứ nước uống gây kích thích này. Ngoài ra, chúng ta nên lựa chọn các loại thức ăn lành mạnh, bổ dưỡng và cân đối khẩu phần ăn để cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể hoạt động. Hạn chế tối đa các loại thực phẩm như: Nội tạng động vật, nấm, trứng cá... Nên tránh các loại thức ăn chứa quá nhiều đạm gây dư thừa chất, đồng thời nên tăng cường vận động, điều chỉnh cân nặng về mức hợp lý, tập luyện thể dục thể thao đều đăn để tăng cường sức khỏe, giảm cân và điều hòa quá trình trao đổi chất.
Hồng Mai (Tổng hợp)
Trung tâm TT/GDSK
Thứ 2 - thứ 6
Sáng: 07h00 - 11h30
Chiều: 13h30 - 17h30