Bệnh viện ĐK Quang Bình logo

BỆNH THỦY ĐẬU VÀ CÁCH PHÒNG CHỐNG

05.03.2019 , theo Bệnh viện ĐK Quang Bình


Hiện nay Khoa Truyền nhiễm BVĐK Quang Bình tiếp nhận nhiều ca mắc thủy đậu. Khi thấy các dấu hiệu bất thường, có nghi ngờ là các triệu chứng của bệnh thủy đậu thì cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được bác sĩ chẩn đoán chính xác và có những biện pháp điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

       Bệnh thủy đậu xảy ra quanh năm, nhưng cao điểm thường rơi vào mùa xuân từ tháng 2 đến tháng 6, bệnh thường gặp ở trẻ em, tuy thủy đậu là một căn bệnh lành tính nhưng một khi bệnh phát triển mạnh mẽ, xuất hiện những biến chứng thì hậu quả sẽ vô cùng khôn lường. Một số thông tin về bệnh thủy đậu dưới đây sẽ giúp ích cho bạn trong việc phòng tránh và điều trị bệnh thủy đậu.

 

Bệnh nhân bị thủy đậu.

1. Nguyên nhân

Bệnh thủy đậu hay còn được gọi là bệnh phỏng dạ là một bệnh truyền nhiễm hay gặp trên người, do virus gây ra và chiếm trên 90% đối với người chưa tiêm phòng vaccine.

Bệnh rất dễ lây truyền từ người bệnh sang người lành, khi người bệnh nói, hắt hơi, chảy nước mũi… vi khuẩn theo đó bắn ra ngoài và người lành hít phải sẽ bị lây bệnh.

Thông thường từ lúc nhiễm phải vi khuẩn đến lúc phát bệnh khoảng 2 tuần.

2. Triệu chứng

Thoạt đầu người bệnh có biểu hiện: sốt nhẹ 37- 38°C, đôi khi sốt cao đến 39- 40°C người mệt mỏi, đau đầu, đau họng vài ngày.

Sau đó sẽ thấy phát ban và xuất hiện các nốt phỏng trên da: Ban đầu là các nốt nhỏ màu hồng rồi nổi gồ lên da và sau 24 giờ trở thành nốt màu hồng có phỏng nước trong sau đó trở nên đục và đóng vẩy. Các nốt phỏng thường rất ngứa, xuất hiện rải rác khắp cơ thể mà nhiều nhất là trên mặt, ngực, da đầu và chân tóc. Nếu như bệnh nhân không kiểm soát được mà hay gãi thì rất dễ làm vỡ các nốt này. Các nốt phỏng tồn tại khoảng 4 ngày, khoảng từ ngày thứ 10 trở đi bắt đầu bong vảy và thường không để lại sẹo.

 

Phân biệt bệnh thủy đậu và bệnh sởi.

3. Biến chứng của bệnh thủy đậu

Biến chứng của bệnh thủy đậu rất là nhiều, mặc dù đây là một bệnh lành tính, không có triệu chứng nặng nề ngoài những hồng ban mụn nước lan tràn. Tuy nhiên, bệnh có thể có những biến chứng nặng trong trường hợp xấu.

Biến chứng nhẹ của bệnh là nhiễm trùng da nơi mụn nước, nặng hơn vi trùng có thể xâm nhập từ mụn nước vào máu gây nhiễm trùng huyết. Các biến chứng nặng như viêm phổiviêm nãoviêm tiểu não... là các biến chứng có thể nguy hiểm đến tính mạng, hay để lại di chứng sau này.

Phụ nữ mang thai nếu mắc bệnh thủy đậu sẽ rất nguy hiểm vì sẽ dễ bị biến chứng nặng, đặc biệt là viêm phổi. Khi phụ nữ mang thai bị thủy đậu ở 3 tháng đầu của thai kỳ, virus sẽ gây sẩy thai, hay khi sinh ra trẻ sẽ bị thủy đậu bẩm sinh với nhiều dị tật như đầu nhỏ, co gồng tay chân, bại não, sẹo bẩm sinh... Còn nếu bị trong những ngày sắp sinh hay sau sinh trẻ bị lây bệnh sẽ bệnh rất nặng với mụn nước nổi rất nhiều và dễ bị biến chứng viêm phổi, Viên đường hô hấp..

4. Điều trị bệnh thủy đậu

 Điều trị bệnh thủy đậu chủ yếu là điều trị triệu chứng.

**Tại nhà:

- Để người bệnh nằm trong phòng riêng, thoáng khí…

- Vệ sinh mũi họng hằng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý 0,9%.

- Thay quần áo, tắm rửa hàng ngày bằng nước ấm sạch.

- Cho ăn thức ăn mềm dễ tiêu, uống nhiều nước nhất là nước hoa quả.

** Nên đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để được khám và điều trị đúng cách đảm bảo an toàn, ngăn ngừa biến chứng có thể xảy ra cho người bệnh và tránh lây nhiễm cho mọi người xung quanh.

Chú ý:

- Người bệnh không nên tự ý dùng các loại lá cây…bôi đắp lên nốt phỏng.

- Không tự ý dùng thuốc uống hay bôi lên da nếu không có chỉ định của bác sỹ.

 

5. Phòng ngừa bệnh thủy đậu

- Hạn chế tối đa tiếp xúc với người bệnh, nếu phải tiếp xúc phải đeo khẩu trang.

- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, nhỏ mũi, mắt bằng nước muối sinh lý 0,9% hàng ngày.

- Cách ly người bệnh: Thời gian cách ly từ lúc phát hiện bệnh (phát ban) cho đến khi các nốt phỏng nước khô, bong vảy hoàn toàn. (Người lớn phải nghỉ việc trong khoảng thời gian trung bình từ 7 – 10 ngày).

- Tiêm vaccine phòng bệnh thủy đậu, thời gian vaccine có hiệu lực là 3 tuần sau khi tiêm và thời gian miễn dịch (không mắc bệnh kéo dài trung bình 15 năm).

Thiên Nga (p.Truyền thông BVĐK Quang Bình)


Các bài đã đăng

Xem thêm

Giờ làm việc

Thứ 2 - thứ 6

Sáng: 07h00 - 11h30

Chiều: 13h30 - 17h30

Hướng dẫn khám chữa bệnh Đăng ký KCB
Website đơn vị trực thuộc
Thăm dò ý kiến

Bạn thấy website giao diện mới thế nào?

Xem kết quả

Tra cứu thông tin thuốc

BỘ MÃ ICD10