Bệnh viện ĐK Quang Bình logo

BỆNH VIÊM MŨI HỌNG CẤP Ở TRẺ: TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA

13.03.2019 , theo Bệnh viện ĐK Quang Bình


Viêm mũi họng cấp là bệnh khá phổ biến, xảy ra quanh năm, nhưng khi thời tiết chuyển mùa là giai đoạn bệnh bùng phát mạnh nhất. Thời tiết thay đổi tạo điều kiện cho nhiều loại vi khuẩn, virus gây bệnh phát triển và gây ra. Bệnh thường gặp ở trẻ.

Bệnh thường gặp ở trẻ em

Bác sĩ chuyên khoa nhận định, sở dĩ bệnh thường gặp ở trẻ em là do sức đề kháng của trẻ còn non nớt. Hơn nữa, trẻ rất nhạy cảm với thời tiết. Vì thế, trẻ rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, bệnh tai mũi họng, mà tiêu biểu là viêm mũi họng cấp.

Nguyên nhân:

2 nguyên nhân gây ra bệnh viêm mũi họng ở trẻ đó là:

- Do môi trường sống

+ Thời tiết thay đổi đột ngột, mưa ẩm.

+ Khói xe, khói thuốc lá, thuốc lào, than,  bụi bẩn, …

+ Trẻ mới đi học nhà trẻ, mẫu giáo….

+ Trẻ mới cai sữa hoặc thay đổi chế độ ăn dặm.

- Do virutvi khuẩn, nấm

+ Virut: cúm, sởi, Adenovirus…

+ Vi khuẩn: phế cầu, tụ cầu, liên cầu …. Trong đó nguy hiểm nhất là liên cầu khuẩn nhóm A (S.pyogenes) có thể gây nên biến chứng như viêm khớp cấp (thấp tim tiến triển), viêm cầu thận cấp.

+ Nấm: Candida

Triệu chứng :

+ Trẻ bị viêm mũi họng có các triệu chứng như: ngứa mũi, hắt hơi, đau họng, mỏi tay chân, ăn ngủ kém

+ Sốt nhẹ hoặc sốt cao có thể lên đến 39 – 400

+ Trẻ quấy khóc,thường thở bằng miệng do ngạt mũi. Trẻ có thể thở nhanh hơn bình thường, đôi khi co rút lồng ngực (hay gặp ở trẻ nhỏ, lúc đó có thể tình trạng viêm đã lan xuống đường hô hấp dưới)

+ Nôn, đi ngoài phân lỏng.

Biến chứng :

Bệnh viêm mũi họng cấp do thời tiết thường diễn ra trong vòng 3 - 4 ngày, nếu sức đề kháng của trẻ tốt bệnh sẽ lui dần, các triệu chứng trên sẽ mất đi rất nhanh. Nhưng nếu trẻ có sức đề kháng yếu thì bệnh dễ diễn tiến phức tạp hơn, nặng hơn và có thể gây biến chứng như:

+ Viêm tai, viêm mũi, viêm phế quản và trở thành viêm mũi họng mạn tính;

+ Thấp tim tiến triển, viêm cầu thận cấp nếu tác nhân gây bệnh là vi khuẩn liên cầu nhóm A…

Phòng ngừa bệnh viêm mũi họng ở trẻ:

Cha mẹ cần đặc biệt chú ý khi con trẻ có những biểu hiện như trên, cần cho trẻ nghỉ ngơi, giữ ấm cơ thể, nhất là cổ, ngực, gan bàn chân khi thời tiết thay đổi.

+ Vệ sinh mũi họng, răng miệng cho trẻ. Nên cho trẻ xúc họng bằng nước muối nhạt hàng ngày để phòng và trị bệnh.

+ Nên cho trẻ tắm bằng nước ấm trong phòng kín gió, tắm xong phải lau người thật khô rồi mặc quần áo sạch.

Nên cho trẻ đi khám để được Bác sĩ chẩn đoán và điều trị bệnh hiệu quả.

Chế độ ăn cho trẻ viêm mũi họng:

Cha mẹ nên:

+ Cho trẻ ăn thức ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, dễ tiêu, dễ nuốt. Ăn thức ăn và đồ uống ấm, giúp dễ tiêu và làm dịu niêm mạc họng.

+ Với trẻ nhỏ có thể cho ăn cháo loãng, trẻ có thể ăn ít hơn bình thường nên cho trẻ ăn thành nhiều bữa.

+ Cho trẻ uống nhiều nước lọc hoặc nước trái cây, sữa hoặc bất cứ loại nước nào trẻ thích nhằm bù nước cho trẻ, giúp trẻ khỏe mạnh tỉnh táo, tăng cường sức đề kháng.

+ Có thể cho trẻ uống thêm một số siro tự nhiên như: quất mật ong, chanh muối, chanh đào mật ong, …

Lưu ý:

Cha mẹ tuyệt đối không tự ý mua thuốc nhỏ hay kháng sinh điều trị cho trẻ khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để tránh biến chứng nguy hiểm và tránh tình trạng trẻ nhờn thuốc, khó cho việc điều trị sau này.

Để có phương pháp điều trị an toàn và triệt để nhất, cha mẹ nên cho trẻ đến cơ sở y tế để được các khám bác sĩ chuyên khoa Tai mũi họng khám và tìm ra nguyên nhân gây bệnh, từ đó có phương pháp điều trị thích hợp nhất cho trẻ.

Thiên Nga (p.Truyền thông BVĐK Quang Bình)

 


Các bài đã đăng

Xem thêm

Giờ làm việc

Thứ 2 - thứ 6

Sáng: 07h00 - 11h30

Chiều: 13h30 - 17h30

Hướng dẫn khám chữa bệnh Đăng ký KCB
Website đơn vị trực thuộc
Thăm dò ý kiến

Bạn thấy website giao diện mới thế nào?

Xem kết quả

Tra cứu thông tin thuốc

BỘ MÃ ICD10