Bệnh viện ĐK Quang Bình logo

HÃY VÌ MỘT MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÓI THUỐC!

13.11.2017 , theo Bệnh viện ĐK Quang Bình


Theo Tổ chức Lao động Quốc tế ước tính mỗi năm có khoảng 200.000 người lao động tử vong do thường xuyên hít phải khói thuốc lá thụ động tại nơi làm việc. Việt Nam là một trong 15 nước dẫn đầu thế giới về số người hút thuốc. Tỷ lệ hút thuốc lá cao và thói quen hút thuốc trong nhà là nguyên nhân dẫn đến việc phơi nhiễm với khói thuốc thụ động cũng khá cao. Hiện nước ta có khoảng 33 triệu người không hút thuốc nhưng thường xuyên phải hít khói thuốc tại nhà và hơn 5 triệu người trưởng thành không hú

Hút thuốc thụ động là hít phải khói thuốc trong môi trường không khí, trong đó bao gồm khói thuốc từ đầu điếu thuốc đang cháy và khói thuốc do người hút phả ra. Hút thuốc thụ động cũng được xác định là nguyên nhân  gây bệnh ở những người không hút thuốc nhưng thường xuyên hít phải khói thuốc – đó là vợ, con, người sống chung trong gia đình với người hút thuốc và những người làm việc thường xuyên trong môi trường có khói thuốc lá.

Những người không hút thuốc nhưng thường xuyên hít phải khói thuốc cũng mắc các bệnh giống như người hút thuốc. Hút thuốc thụ động có thể gây nên nhiều bệnh hiểm nghèo như ung thư phổi, nhiễm trùng đường hô hấp, các bệnh về tim mạch. Nguy cơ mắc bệnh động mạch vành ở những người hút thuốc thụ động cao hơn 25 – 30% so với những người không  hít phải khói thuốc. Nam giới hút thuốc hoặc tiếp xúc thường xuyên với khói thuốc làm giảm lượng tinh trùng, gây dị dạng tinh trùng, giảm lượng máu dẫn đến dương vật gây liệt dương. Phụ nữ mang thai hít phải khói thuốc trong quá trình mang thai có thể gây biến đổi sự phát triển của bào thai, dễ sảy thai, đẻ non hoặc sinh con nhẹ cân. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường xuyên hít phải khói thuốc sẽ làm tăng tỉ lệ mắc viêm phế quản, viêm phổi và viêm tai giữa; tăng các triệu chứng hô hấp mãn tính như hen; giảm sự phát triển chức năng phổi; tăng nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh...

Không phải chúng ta không biết tác hại của thuốc lá gây ảnh hưởng đối với người sử dụng trực tiếp và người hút thuốc thụ động, tuy nhiên để xây dựng được môi trường không khói thuốc nhất là tại nơi làm việc và nơi công cộng thì ngoài những quy định cấm hút thuốc lá rất cần sự nâng cao về ý thức và trách nhiệm của mỗi người.

Xây dựng môi trường làm việc không khói thuốc lá được xem là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của người lao động khỏi những nguy cơ đối với sức khỏe mà nguyên nhân từ khói thuốc gây ra, đồng thời giúp giảm nguy cơ bệnh tật và tử vong do tiếp xúc thụ động với khói thuốc của người lao động, qua đó giúp giảm chi phí y tế trực tiếp và gián tiếp của người lao động và người sử dụng lao động cho việc khám chữa các bệnh liên quan đến sử dụng thuốc lá. Điều này đồng nghĩa với việc giúp họ tiết kiệm được chi phí khám chữa bệnh và giảm số ngày nghỉ ốm do các căn bệnh liên quan đến thuốc lá. Hơn nữa môi trường làm việc không khói thuốc lá sẽ giúp những người nghiện thuốc lá có thêm quyết tâm để bỏ thuốc hoặc giảm mức độ hút thuốc lá, cũng như hạn chế được các nguy cơ cháy nổ do việc hút thuốc, tàn thuốc,... giảm bớt được những chi phí cho vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ. Không những thế môi trường làm việc không khói thuốc lá còn góp phần tạo ra nếp sống văn minh, lịch sự cho cán bộ, công chức, viên chức, nêu cao tinh thần giữ gìn sức khỏe và duy trì lối sống lành mạnh.

Trên thực tế những người không hút thuốc là những người chiếm đa số trong cộng đồng, họ có quyền được hít thở một bầu không khí trong lành không bị ô nhiễm bởi khói thuốc lá. Môi trường làm việc không khói thuốc lá là biện pháp hữu hiệu để thực hiện quyền của người không hút thuốc được hít thở bầu không khí trong lành không có khói thuốc lá. Hãy vì sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng, những người hút thuốc hãy từ bỏ và nói không với thuốc lá để có một môi trường trong lành!

 


Các bài đã đăng

Xem thêm

Giờ làm việc

Thứ 2 - thứ 6

Sáng: 07h00 - 11h30

Chiều: 13h30 - 17h30

Hướng dẫn khám chữa bệnh Đăng ký KCB
Website đơn vị trực thuộc
Thăm dò ý kiến

Bạn thấy website giao diện mới thế nào?

Xem kết quả

Tra cứu thông tin thuốc

BỘ MÃ ICD10