Bệnh viện ĐK Quang Bình logo

Bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em

16.10.2018 , theo Bệnh viện ĐK Quang Bình


        Hiện nay rất nhiều trẻ em mắc bệnh còi xương, suy dinh dưỡng. Dưới đây là một vài thông tin tìm hiểu rõ hơn về tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ.

Những nguyên nhân dẫn đến trẻ bị còi xương – suy dinh dưỡng

  • Trong xã hội hiện đại bố mẹ trẻ còn phải gửi con ở nhà trẻ để đi làm, thời gian chăm sóc con cái là rất ít, không đủ để chế biến, để chuẩn bị bữa ăn cho con mình được tốt nhất.
  • Cha mẹ thiếu kiến thức nuôi con: trẻ không được bú sữa mẹ đầy đủ, cho ăn dặm không đúng cách, không biết cách lựa chọn thực phẩm phù hợp với trẻ, cho trẻ ăn quá ít lần trong ngày, kiêng khem quá đáng khi trẻ bệnh.
  • Do hoàn cảnh gia đình không có điều kiện: trẻ em sinh ra trong các gia đình nghèo, không có đủ thực phẩm để ăn.
  • Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác ít gặp hơn: trẻ hoạt động quá nhiều, hoặc sống trong môi trường quá nóng, quá lạnh, làm tiêu hao năng lượng nhiều; hoặc trẻ bị bệnh nặng có nhu cầu các dưỡng chất cao mà không được cung cấp tăng cường.

Triệu chứng bệnh còi xương – Suy dinh dưỡng ở trẻ em :

  • Khóc đêm, ngủ hay giật mình.
  • Da khô, rụng tóc.
  • Trẻ chán ăn, đầy bụng, hay nôn trớ tự nhiên.
  • Hay mắc các bệnh về da và niêm mạc như: khô da, dày sừng, vong da, đau mắt, khô mắt.
  • Trẻ nhẹ cân, béo phì, chậm biết đi, chậm nói.
  • Trẻ hay ốm, nhiễm khuẩn, virus do giảm sức đề kháng: viêm họng, viêm amidal, viêm tai, viêm đường hô hấp, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, đau bụng cơ năng.

Cha mẹ cần theo dõi khi trẻ xuất hiện những dấu hiệu bất thường, đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế để bác sỹ khám và tư vấn về tình trạng dinh dưỡng của trẻ.

  • Chậm phát triển thể chất :Ảnh hưởng trên tầm vóc. Thiếu dinh dưỡng là nguyên nhân trực tiếp làm cho tất cả các hệ cơ quan của cơ thể giảm phát triển, bao gồm của cả hệ cơ xương.
  • Chậm phát triển tâm thần : Ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của não bộ trong giai đoạn trẻ dưới 6 tuổi. Trẻ bị mắc bênh còi xương – xuy dinh dưỡng thường chậm chạp lờ đờ vì vậy giao tiếp xã hội thường kém, kéo theo sự giảm học hỏi, tiếp thu.
  • Tăng các nguy cơ bệnh lý :Khi mắc bệnh cồi xương hay suy dinh dưỡng thì cơ thể trẻ rất yếu rất dễ nhiễm các loại virut đường  hô hấp, tiêu chảy…
  • Tăng tỉ lệ tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi :Theo Tổ chức Y tế Thế giới, 54% trường hợp tử vong của trẻ dưới 5 tuổi ở các nước đang phát triển có liên quan đến thiếu dinh dưỡng ở mức độ vừa và nhẹ.

Tăng cường vitamin và khoáng chất cho trẻ

  • Bổ sung bằng các loại thuốc bổ (thực phẩm chức năng giàu hàm lượng cao). Với một đứa trẻ trên 12 tháng tuổi chúng ta có thể bổ sung canxi hàng ngày bằng các chế phẩm canxi (canxi corbiere, Vitamin D3, Sterogyl,…) mỗi ngày khoảng 400 UI, tức là 1 giọt/ngày, thậm chí 2 giọt/ ngày cho đến khi trẻ bước vào tuổi trưởng thành cũng không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
  • Duy trì một thực đơn giàu canxi cho con.
  • bổ xung vitamin D qua thực phẩm hay thuốc … ngoài ra vitamin D được sản sinh nhờ vào việc da trẻ được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Hằng ngày phải cho trẻ tắm nắng 5-10 phút để có đủ vitamin D.

 ST: Đoạn Lư(Khoa Nhi) 


Các bài đã đăng

Xem thêm

Giờ làm việc

Thứ 2 - thứ 6

Sáng: 07h00 - 11h30

Chiều: 13h30 - 17h30

Hướng dẫn khám chữa bệnh Đăng ký KCB
Website đơn vị trực thuộc
Thăm dò ý kiến

Bạn thấy website giao diện mới thế nào?

Xem kết quả

Tra cứu thông tin thuốc

BỘ MÃ ICD10