Bệnh viện ĐK Quang Bình logo

MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ XÉT NGHIỆM NƯỚC TIỂU

17.11.2018 , theo Bệnh viện ĐK Quang Bình


      Xét nghiệm nước tiểu nhằm phát hiện ra các bệnh đặc thù, cũng có khi là một xét nghiệm thường quy trong quá trình kiểm tra sức khỏe (ví dụ xét nghiệm nước tiểu có thể được sử dụng trong việc xác định xem người đó có bị viêm đường tiết niệu hay không). Xét nghiệm nước tiểu là một trong số các xét nghiệm để chẩn đoán hoặc phát hiện một số bệnh. Ở Bệnh viện đa khoa Quang Bình chúng tôi đã và đang  triển khai  các xét nghiệm nước tiểu và các chỉ số có trong kết quả xét nghiệm với tính chính xác cao phục vụ công tác chẩn đoán cũng như điều trị bệnh cho người dân.   

           

 

Xét nghiệm nước tiểu là xét nghiệm được tiến hành để đánh giá, kiểm tra các thành phần trong nước tiểu, thông qua kết quả xét nghiệm, người bệnh có thể biết được tình trạng sức khỏe của mình, đồng thời có thể cung cấp một số thông tin như:

- Nguy cơ mắc các bệnh về đường tiết niệu, bàng quang...nếu thấy có xuất hiện máu trong nước tiểu

- Dấu hiệu của bệnh tiểu đường

- Phát hiện các tổn thương của thận nếu xét nghiệm nước tiểu thấy có protein

- Bên cạnh đó, nếu sau khi chẩn đoán, kết quả xét nghiệm cho những dấu hiệu không khả quan, bệnh nhân sẽ có thể được chỉ định làm thêm những xét nghiệm khác để xác định bệnh.

1. Các chỉ số trong xét nghiệm nước tiểu 

      Bài tiết nước tiểu là chức năng vô cùng quan trọng của cơ thể. Nó điều chỉnh sự cân bằng nước trong cơ thể và cũng loại bỏ các chất cặn bã không cần thiết tạo ra trong quá trình hô hấp bao gồm các chất độc trong thức ăn và dược phẩm. Xét nghiệm nước tiểu giúp phát hiện các bệnh liên quan đến hệ bài tiết cũng như các bệnh chuyển hóa (như bệnh béo phì và bệnh gan).

Màu, mùi và lượng nước tiểu không bình thường có thể nói lên rằng có gì đó không ổn trong cơ thể. Ví dụ như một người có lượng nước tiểu ít và sậm màu thì đó có thể là dấu hiệu cho thấy họ uống không đủ nước hoặc thận của họ không khỏe. Nước tiểu đục và có cặn có thể là dấu hiệu của bệnh viêm đường tiết niệu. Nếu nước tiểu có màu đỏ nhạt, rất có thể do có lẫn máu trong đó. Để tìm hiểu sâu hơn, nước tiểu cần được tiến hành kiểm tra trong phòng thí nghiệm.

Có năm chỉ tiêu xét nghiệm nước tiểu chuẩn được dùng để kiểm tra các thành phần trong đó. Hai trong số năm chỉ tiêu này có thể kiểm tra tại nhà, ba chỉ tiêu còn lại cần phải được kiểm tra tại phòng thí nghiệm.

2. Lấy mẫu nước tiểu

Nước tiểu dễ bị nhiễm khuẩn, bị tạp lẫn các loại tế bào hay các chất khác vì vậy cần vệ sinh bộ phận sinh dục bằng nước (chú ý không dùng xà phòng) trước khi lấy mẫu. Để đảm bảo tính chính xác của kết quả tránh mẫu bị nhiễm khuẩn cần sử dụng nước tiểu sạch. Nên tránh lấy phần nước tiểu đầu tiên hoặc cuối cùng. Bác sỹ sẽ chỉ cho bạn biết bất kỳ sự lưu ý nào nếu xét nghiệm của bạn đặc biệt.

không chỉ là một phần của khám sức khỏe định kỳ, xét nghiệm nước tiểu được thực hiện để:

  • Kiểm tra bệnh hoặc nhiễm trùng đường tiểu. Các triệu chứng của nhiễm đường tiểu có thể bao gồm nước tiểu có màu hoặc có mùi hôi, đau khi đi tiểu, đi tiểu buốt, đau sườn, máu trong nước tiểu hoặc sốt;
  • Kiểm tra điều trị các bệnh như tiểu đường (thông qua Xét nghiệm glucose nước tiểu), sỏi thận, nhiễm trùng đường tiểu (UTI), cao huyết áp hoặc một số bệnh về thận hoặc gan.

3. Một số lưu ý bạn cần biết trước khi làm xét nghiệm nước tiểu 

  • Không ăn thức ăn làm thay đổi màu nước tiểu, chẳng hạn như dâu tây, củ cải đường hoặc ô mai trước khi làm xét nghiệm. Bạn cũng không nên tập thể dục trước khi xét nghiệm nhé;
  • Nói với bác sĩ nếu bạn đang có kinh nguyệt hoặc gần bắt đầu thời kỳ kinh nguyệt;
  • Bác sĩ có thể yêu cầu bạn ngừng dùng một số loại thuốc nào đó làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm nước tiểu bao gồm vitamin B, phenazopyridine (Pyridium), rifampin và phenytoin (Dilantin). Hãy nói với bác sĩ nếu bạn đang dùng thuốc lợi tiểu, vì chúng sẽ làm ảnh hưởng đến độ chính xác của kết quả xét nghiệm.

Người viết: Hoàng Vĩnh (Khoa Xét nghiệm)


Các bài đã đăng

Xem thêm

Giờ làm việc

Thứ 2 - thứ 6

Sáng: 07h00 - 11h30

Chiều: 13h30 - 17h30

Hướng dẫn khám chữa bệnh Đăng ký KCB
Website đơn vị trực thuộc
Thăm dò ý kiến

Bạn thấy website giao diện mới thế nào?

Xem kết quả

Tra cứu thông tin thuốc

BỘ MÃ ICD10