Bệnh viện ĐK Quang Bình logo

NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ, DINH DƯỠNG CHO BÀ MẸ KHI CHO CON BÚ,DINH DƯỠNG CHO PHỤ NỮ MANG THAI

14.06.2018 , theo Bệnh viện ĐK Quang Bình


1. Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất, đặc biệt trong những hoàn cảnh khó khăn vì những lợi ích Nuôi con bằng sữa mẹ như sau:

        Sữa mẹ là loại thức ăn và thức uống tốt nhất cho trẻ sơ sinh vì chứa nguồn dinh dưỡng hoàn hảo, giúp trẻ em phát triển khỏe mạnh và thông minh. Bú mẹ ngay giờ đầu sau sinh, bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, cho trẻ ăn dặm sau 6 tháng và tiếp tục cho bú mẹ đến 24 tháng.

   Cho trẻ uống sữa hộp làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như tiêu chảy và các bệnh truyền nhiễm khác, đặc biệt dễ bị nhiễm khuẩn.  

2. Những lo ngại thường gặp về nuôi con nguy hiểm trong những hoàn cảnh khẩn cấp vì nước và các dụng cụ  dùng pha sữa có thể bằng sữa mẹ trong những hoàn cảnh khẩn cấp khi có thảm họa, thiên tai

a. Cho rằng sự căng thẳng làm mẹ mất sữa

Thực tế: sự căng thẳng có thể ảnh hưởng tới khả năng tạo sữa của mẹ  tạm thời. Cần hỗ trợ để mẹ và bé được ở bên nhau, tạo điều kiện cho bé bú mẹ sẽ làm giảm sự căng thẳng, xoa dịu cho cả mẹ và bé đồng thời sữa mẹ sẽ có lại.

b. Cho rằng những bà mẹ bị thiếu dinh dưỡng thì không thể cho con bú

Thực tế: Những bà mẹ bị thiếu dinh dưỡng vẫn có thể cho con bú, song họ cần được cung cấp thêm thức ăn, nước hoa quả để có thêm sữa cho con bú.

c. Cho rằng một khi đã dừng cho bú thì không thể cho bú lại được nữa

Thực tế: Có thể bắt đầu việc cho bé bú lại, sữa mẹ sẽ có lại và cho trẻ bú đến 24 tháng.

3. Để có đủ sữa, các bà mẹ đang cho con bú cần được chăm sóc nhiều hơn, như:

Chăm sóc sức khỏe bà mẹ, tạo điều kiện để mẹ gần bé nhiều hơn. Tăng khẩu phần ăn và cung cấp đủ nước uống.  Nhân viên y tế cần hướng dẫn các bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ đúng cách và uống bổ sung 1 viên đa vi chất/ngày.

4. Cho trẻ ăn bổ sung Việc cho trẻ ăn bổ sung chỉ nên bắt đầu sau 6 tháng tuổi. Thức ăn bổ sung được làm từ các nguồn thức ăn có sẵn ở địa phương khi có thể, dễ tiêu hóa,  phù hợp với lứa tuổi và nhu cầu dinh dưỡng của trẻ.

         Khuyến khích sử dụng bột dinh dưỡng tự chế tại gia đình.

Từ 7 tháng đến 9 tháng, cho trẻ ăn bột từ lỏng đến đặc, từ bột ngọt sang bột mặn. Có thể chế biến bột dinh dưỡng như sau: Dùng 5 phần gạo tốt + 1 phần đậu (đậu nành hoặc đậu xanh, ngâm nước, bóc vỏ, rang chín), xay nhuyễn, pha nước khuấy chín. Cách dùng: 5 – 10 gam bột/ kg thể trọng/ ngày. Nếu ăn bột ngọt thì cho tí đường; nếu ăn bột mặn thì cho thêm thịt, hoặc cá  băm nhừ, hoặc trứng (trứng gà, trứng cút, trứng vịt) với tí muối, mắm. Trẻ biếng ăn có thể lúc bắt đầu tập ăn bà mẹ đã cho bé ăn những bữa ăn kém chất lượng và thường xuyên chỉ một món ăn.

         Bột dinh dưỡng chế biến tại gia đình sẽ an toàn, đủ chất dinh dưỡng, bé thích ăn, dễ tiêu hóa, rẻ tiền, ai cũng làm được ở  tất cả địa phương

Từ 9 tháng đến18 tháng cho trẻ ăn cháo nấu nhừ đến cháo còn hạt, cho thịt hoặc cá hoặc trứng, hoặc tôm, hoặc cua, ếch, lươn với dầu (mỡ) và ít rau xắt nhuyễn, nêm ít mắm hoặc muối vừa ăn. Cần thay đổi món ăn hàng ngày để trẻ thích ăn. Tập cho trẻ ăn dầncác loại trái cây (mềm) chuối, đu đủ, xoài chín, nho, táo, quả bơ

Trẻ ăn cơm nhão  khi hơn 18 tháng, qua 24 tháng ăn cơm thường.

 Đưa trẻ đi cân, đo khi y tế địa phương tổ chức để phát hiện sớm trẻ suy dinh dưỡng. Trẻ suy dinh dưỡng nhẹ, vừa sẽ được cấp gói bột vi chất dinh dưỡng (Bibomix) để cho vào cháo. Trẻ em duy dinh dưỡng nặng được cấp thực phẩm dinh dưỡng bổ sung Hebi.

5. Dinh dưỡng phụ nữ mang thai: Nên ăn cân bằng đủ 4 nhóm chất, cụ thể một ngày:  ăn khoảng 400g gạo, khoảng 100 – 200g chất đạm (cá, hải sản, thịt các loại, trứng các loại, đậu hạt các loaị nhất là đậu nành và nếu có sữa uống càng tốt); 30 – 50g (dầu, mỡ) và khoảng 400 – 500g  rau, củ, trái cây.

          Phụ nữ mang thai cần chú ý dinh dưỡng hợp lý để mẹ và thai nhi phát triển tốt

Nên đi khám thai để được tư vấn về chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng đúng và được cấp  viên đa vi chất, uống 1 viên/ ngày theo hướng dẫn nhân viên y tế.

 Nên sử dụng những thực phẩm tại địa phương vì sẳn có, tươi, mới, còn nhiều chất dinh dưỡng, không sử dụng chất  bảo quản. Gia đình có thể nuôi, trồng được hoặc mua với giá hợp lý vì không tốn công vận chuyển. Hãy hỏi nhân viên y tế địa phương để hướng dẫn giúp bạn việc chọn thực phẩm phù hợp. 

                                                                              Hoàng Minh(Khoa Sản)

 

 

 

                                                                          

 

 

 

 

 


Các bài đã đăng

Xem thêm

Giờ làm việc

Thứ 2 - thứ 6

Sáng: 07h00 - 11h30

Chiều: 13h30 - 17h30

Hướng dẫn khám chữa bệnh Đăng ký KCB
Website đơn vị trực thuộc
Thăm dò ý kiến

Bạn thấy website giao diện mới thế nào?

Xem kết quả

Tra cứu thông tin thuốc

BỘ MÃ ICD10