26.12.2018 , theo Bệnh viện ĐK Quang Bình
Mổ đẻ đang dần trở nên phổ biến hơn đối với bà bầu bởi chị em sẽ giảm thiểu cảm giác đau đớn khi chuyển dạ gây ra. Tuy nhiên, bạn vẫn phải chịu cảm giác đau sau khi mổ đẻ. Chúng tôi sưu tầm một số cách nhằm giảm đau sau khi sinh mổ để một số bà mẹ khi mang bầu sắp sinh có thể tham khảo và áp dụng.
Sau khi mổ đẻ sản phụ sẽ phải đối mặt với cơn đau do sự rối loạn của các cơ quan hô hấp, tuần hoàn, nội tiết. Thời gian đau của sản phụ sẽ thoáng qua và kéo dài từ 2-4 ngày. Tuy nhiên chúng còn phụ thuộc vào các nhân tố như loại gây mê, ngưỡng đau của từng bệnh nhân và môi trường xung quanh.
Thời gian đau của sản phụ sẽ thoáng qua và kéo dài từ 2-4 ngày
Bí quyết giảm đau sau khi sinh mổ
1.Nghỉ ngơi hợp lý
Ở thời gian này mẹ cần tự nuông chiều bản thân mình một chút. Trong vòng 24 h đầu sau sinh mẹ nên chỉ nằm nghỉ ngơi, thư giãn tránh vận động gây ảnh hưởng tới các cơ bụng. Để giảm đau, sản phụ tuyệt đối không gồng cứng người, hãy thả lỏng người đặc biệt là cơ bụng dưới và thở ra sâu. Khi mẹ bầu thấy buồn tiểu cần phải đi tiểu ngay bởi nếu để bàng quang đầy sẽ đẩy tử cung lên cao, dẫn tới các cơn co thắt tử cung gây ra đau đớn.
2.Hạn chế ăn trong 6 giờ sau khi mổ
Thời gian này nhu động ruột rất ít nên nếu mẹ ăn ngay đường ruột sẽ bị ứ lại nhiều khí, dạ dày hoạt động yếu sẽ dẫn tới đầy hơi, khó tiêu hóa, táo bón. Sau 6 giờ trở ra mẹ nên ăn những đồ ăn mềm, lỏng như canh súp, cháo loãng để dễ tiêu hóa. Sau 48 giờ khi đó ruột mẹ đã bắt đầu vận động bình thường có thể ăn được cơm nhưng không nên ăn quá no.
3.Cố gắng vận động sớm
Mẹ nên tích cực vận động, tập ngồi dậy và buông hai chân xuống giường. Bởi nhờ vận động thì cơ thể mẹ mới lưu thông máu huyết, hạn chế chứng tụ máu, giúp cơ thể giảm đau và nhanh chóng hồi phục hơn. Sau 48 giờ mẹ cần cố gắng tập đi lại quanh phòng.
Người mẹ hoàn toàn có thể yêu cầu bác sĩ cho thuốc giảm đau nếu cơn đau vượt quá ngưỡng chịu đựng của mẹ.
4.Các loại thuốc giảm đau
Thực ra, mẹ hoàn toàn có thể yêu cầu bác sĩ cho thuốc giảm đau nếu cơn đau vượt quá ngưỡng chịu đựng của mẹ. Bác sĩ sẽ biết cách sử dụng thuốc giảm đau phù hợp với các bà mẹ cho con bú nên mẹ không phải lo thành phần của thuốc sẽ gây ảnh hưởng đến nguồn sữa của con.
5.Thuốc giảm đau có 3 bậc
Bậc I (Paracetamol, NSAIDs), Bậc II(Codein, nalbuphine, tramadol, acupan), Bậc III Morphine. Trong đó, Paracetamol là dạng thuốc giảm đau hay dùng nhất hiện nay, hiệu lực của thuốc thường kéo dài 4-6 giờ.
Riêng morphine là thuốc giảm đau dùng trong ngày đầu sau mổ tại khoa gây mê hồi sức. Khi bác sĩ cho morphine thì sẽ được theo dõi sát sao tại hồi sức vì thuốc có nguy cơ gây ức chế hô hấp.
Ngoài ra, một phương pháp khác giúp giảm đau hữu hiệu đó là gây tê đám rối thần kinh ( gây mê ngoài màng cứng). Đây là phương pháp giảm đau sau khi mổ, có tác dụng kiểm soát tâm sinh lý của bệnh nhân, ít tác dụng phụ, ít công theo dõi chăm sóc bệnh nhân hơn.
ST: Bùi Duyến
Thứ 2 - thứ 6
Sáng: 07h00 - 11h30
Chiều: 13h30 - 17h30