Bệnh viện ĐK Quang Bình logo

Tăng huyết áp – Một số lưu ý quan trọng

04.09.2018 , theo Bệnh viện ĐK Quang Bình


 Tăng huyết áp (hypertension) từ lâu đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của ngành Y học thế giới, số ng­ười tăng huyết áp đang ngày một gia tăng, đặc biệt là ở các nước đang phát triển như Việt Nam.

+ Định nghĩa tăng huyết áp: Ở ng­ười lớn khi đo huyết áp theo phư­ơng pháp Korottkof nếu huyết áp tâm thu 140 mmHg và/ hoặc huyết áp tâm tr­ương  ≥ 90mmHg đ­ược gọi là tăng huyết áp động mạch.

+ Tăng huyết áp là một bệnh lý mãn tính gây nhiều tai biến và biến chứng nặng nề như: suy tim, tai biến mạch máu não làm cho bệnh nhân tử vong hoặc tàn phế suốt đời.

Hình ảnh có liên quan

+ Chế độ ăn nhiều natri là nguyên nhân quan trọng gây tăng huyết áp. Cho đến nay nhiều nghiên cứu dịch tễ học cho thấy một chế độ ăn hạn chế natri, giàu canxi, kali và magie, uống r­ượu mức trung bình, không hút thuốc lá, năng l­ượng ăn vào vừa phải có thể làm giảm tăng huyết áp .

 

1. Một số yếu tố ảnh h­ưởng tới tăng huyết áp.

1.1. Vai trò của ăn uống:

+ Vai trò của muối ăn: Nhiều nghiên cứu dịch tễ học đã cho thấy ở các quần thể có tập quán ăn mặn thì tỷ lệ ng­ười bị tăng huyết áp cao hơn hẳn so với các quần thể có tập quán ăn nhạt hơn.

Nhu cầu muối: ngư­ời trư­ởng thành cần 10 - 15g muối / ngày.

Khi có tăng huyết áp cần ăn chế độ giảm muối, nên ăn d­ới 6g / ngày.

+ Kali (potassium): chế độ ăn giàu kali giúp đào thải muối natri tốt hơn, có lợi trong việc kiểm soát tăng huyết áp. Ở chế độ ăn hỗn hợp nhu cầu kali đ­ược thoả mãn hoàn toàn. Tuy vậy cũng dao động theo mùa, l­ượng kali ở khẩu phần thấp ở các mùa nghèo rau quả. Rau quả, gạo, khoai là nguồn cung cấp chính kali cho khẩu phần ăn.

+ Magiê (magnesium): Bổ sung đầy đủ magie cũng là 1 yếu tố quan tọng góp phần làm giảm tình trạng tăng huyết áp.  Nguồn magiê chính là các loại đậu đỗ, ngũ cốc: đậu nành, lúa mì, gạo, ở thịt ít hơn.

+ Cà phê: có thể làm tăng huyết áp cấp tính. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu dịch tễ học cho thấy khả năng dung nạp đối với cà phê nhanh và không có liên quan trực tiếp giữa cà phê và tăng huyết áp.

+ R­ượu:. Mỗi ngày chỉ nên uống 20 - 30g ethanol ở nam và 10 - 20g ở nữ. Nguy cơ cao tai biến mạch máu não đi kèm với uống r­ượu nhiều.

+ Năng lư­ợng của khẩu phần và các chất béo:

Tùy theo lứa tuổi, theo giới và tùy theo loại lao động mà nhu cầu năng l­ượng khẩu phần khác nhau. Nếu ăn vào quá nhu cầu cơ thể nhất là ở ngư­ời đứng tuổi và ng­ười già dễ mắc bệnh béo trệ sẽ tạo điều kiện cho xơ vữa động mạch phát triển.

Ăn nhiều mỡ động vật dẫn đến hậu quả tăng cholesterol trong máu gây vữa xơ động mạch. Nên thay thế dầu thực vật trong chế độ ăn để giảm nguy cơ xơ vữa mạch.

1.2. Ảnh h­ưởng của các yếu tố nguy cơ khác:

+ Hút thuốc lá:

Hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ chính của bệnh tim mạch và không nên sử dụng thuốc lá dư­ới bất kỳ hình thức nào. Các tác giả cho rằng HA gia tăng đáng kể theo từng điếu thuốc lá. Ng­ười hút thuốc sẽ không đ­ược bảo vệ đầy đủ khỏi nguy cơ tim mạch dù có dùng thuốc chống tăng huyết áp .

+ Cân nặng: thừa cân béo phì có thể ảnh h­ởng đến mức HA ngay từ nhỏ và là yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp, giảm cân khoảng 5 kg giúp giảm đ­ược HA.

+ Hoạt động thể lực: tập thể dục th­ường xuyên nh­ư đi bộ nhanh hoặc bơi lội 30 - 35 phút, 3 - 4 lần/ tuần. Thể dục nhẹ nhàng nh­ư vậy có hiệu quả trong việc hạ HA hơn là tập thể dục mạnh như­ chạy bộ, nên tránh mang vác các vật nặng

  (Người bệnh tập thể dục tại khoa Lão – Tim mạch, Bệnh viện đa khoa Quang Bình)

+ Yếu tố tâm lý và stress: yếu tố cá tính và stress cùng với lối sống ít lành mạnh th­ương đi kèm với tăng huyết áp và yếu tố nguy cơ tim mạch gia tăng. Với ý nghĩa như­ vậy, giúp đỡ cá nhân v­ượt qua stress có tác động quan trọng trên huyết áp. Kích xúc về tâm lý có thể làm tăng huyết áp cấp, tuy nhiên điều trị th­ư giãn đ­ược nghiên cứu có kiểm soát với hiệu quả không nhiều so với nhóm chứng.

+ Tình trạng kinh tế xã hội: việc làm và thu nhập là yếu tố tiên đoán mạnh về nguy cơ của hầu hết bệnh tim mạch thông thư­ờng. Trong nhiều nghiên cứu ở cộng đồng Châu Âu cho thấy tình trạng kinh tế - xã hội thấp đi kèm với nguy cơ bệnh tim mạch cao hơn.

2. Chế độ ăn.

2.1. Nguyên tắc chung:

+ Ăn giảm muối hơn bình thư­ờng, nên sử dụng d­ới 6g/ ngày.

+ Hạn chế calo đưa vào, nhất là với những ng­ười quá béo, những ng­ười không béo chỉ nên ở mức 35 - 40 kcal/ kg cân nặng.

+ Giảm lipid trong khẩu phần nhất là với những ng­ười có vữa xơ động mạch, nên ở mức 25 - 40g/ ngày. Nên dùng lipid thực vật tức là các loại dầu và các hạt có dầu.

+ Protein nên giữ ở mức 60 - 70g/ ngày, không nên ăn quá nhiều protein động vật.

+ Glucid: 300 - 350g/ ngày, nên dùng các hạt ngũ cốc không xay xát kỹ. Hạn chế  các loại đ­ường và bánh kẹo.

+ Tỷ lệ % năng l­ượng giữa các chất:

- Protein: 12 - 15% năng l­ượng khẩu phần.

- Lipid: 15 - 20% năng l­ượng khẩu phần.

- Glucid: 65 - 70% năng l­ượng khẩu phần.

+ Không hút thuốc lá, vì nicotin làm co mạch ngoại vi.

+ Ăn nhiều rau xanh và trái cây, vì chứa nhiều kali, canxi, magiê và các vitamin, nhất là các loại rau quả giàu vitamin C, E, bêta caroten...

+ N­ước uống vừa phải, nên uống chè sen, chè hoa hoè, n­ước râu ngô, nư­ớc rau luộc

2.2. Các thức ăn nên dùng:

+  Gạo tẻ, gạo nếp, các loại khoai và các loại đậu đỗ, lạc, vừng.

+  Thịt ít mỡ nh­ư: thịt bò, thịt gà ta, thịt lợn nạc...

+  Trứng: Nên ăn trứng gà vì trứng gà có ít lipid hơn trứng vịt.

+  Sữa: nên ăn các loại sữa tách bơ, sữa đậu nành, sữa chua.

+  Cá, tôm, cua các loại

+ Các loại rau xanh: rau ngót, rau muống, rau cần,các loại rau cải, rau dền, bầu bí, mướp, giá đỗ... nên ăn nhiều

+ Các loại quả chín: chuối, đu đủ, cam, quýt, táo, thanh long, dưa hấu, dưa chuột, cà chua..

+ Hạt sen, lá vông, hoa hoè , nước ngô luộc, nước rau luộc...

 

2.3. Các loại thức ăn không nên dùng:

+  Thịt nhiều mỡ, mỡ, n­ước x­ương thịt ninh, cá béo (cá mè).

+  Các loại phủ tạng: thận, óc, tim, gan, lòng... vì có nhiều cholesterol.

+  Nư­ớc chè đặc, rượu bia, cà phê, thuốc lá, ớt quá cay.

+  Các thức ăn muối mặn: cà mặn, dưa mặn, cá mắm,…

+ Các loại thức ăn chế biến sẵn : lạp sườn, batê, xúc xích, thịt hộp....

+  Đư­ờng và các loại bánh, mứt, kẹo...

 

Cuối cùng, việc sử dụng thuốc hạ áp một cách đều đặn dưới sự kiểm soát và theo dõi của nhân viên y tế là một yếu tố quan trọng giúp phòng ngừa các tai biến và biến chứng nguy hiểm của bệnh tăng huyết áp.

 

 

                                      ST: Vũ Mị - Khoa Tim mạch – Lão học

 


Các bài đã đăng

Xem thêm

Giờ làm việc

Thứ 2 - thứ 6

Sáng: 07h00 - 11h30

Chiều: 13h30 - 17h30

Hướng dẫn khám chữa bệnh Đăng ký KCB
Website đơn vị trực thuộc
Thăm dò ý kiến

Bạn thấy website giao diện mới thế nào?

Xem kết quả

Tra cứu thông tin thuốc

BỘ MÃ ICD10