Bệnh viện ĐK Quang Bình logo

MENZOMI INJ 2G (Cefoperazol)

03.05.2018 , theo Bệnh viện ĐK Quang Bình


Thuốc: MENZOMI INJ 2G (Cefoperazol) 
Thuốc thuộc danh mục thuốc dấu sao (*) cần hội chẩn trước khi sử dụng
•    Dược lực học: 
Cefoperazol là kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ thứ 3, có tác dụng diệt khuẩn do ức chế tổng hợp thành của tế bào vi khuẩn đang phát triển và phân chia.
Cefoperazol là kháng sinh dùng theo đường tiêm có tác dụng kháng khuẩn tương tự ceftazidim. Cefoperazol rất vững bền trước các betalactamase được tạo thành ở hầu hết các vi khuẩn gram âm. Do đó, Cefoperazol có hoạt tính mạnh bền trên phổ rộng trước các vi khuẩn gram âm, bao gồm chủng N. gonorrhoeae tiết penicilinase và hầu hết các dòng Enterobacteriaceae (tác dụng yếu hơn các cephalosporin thế hệ thứ 3). Cefoperazol có tác dụng chống các vi khuẩn kháng với các kháng sinh beta- lactam khác.
Ngoài ra, cefoperazol còn cho thấy tác dụng trên vi khuẩn gram dương bao gồm hầu hết các chủng Staphylococcus aureus, Staph. epidermidis, Streptococcus nhóm A, và B, Streptococcus viridans và Streptococcus pneumoniae. Invitro, Cefoperazon có tác dụng phần nào trên 1 số chủng enterococi. Nhưng nói chung tác dụng của cefoperazon trên các cầu khuẩn gram dương kém hơn các cephalosporin thế hệ thứ nhất và thế hệ thứ 2.
Cefoperazon tác dụng trên 1 số vi khuẩn kị khí.
•    Chỉ định:
Cefoperazon được chỉ định điều trị các nhiễm khuẩn nặng do vi khuẩn gram âm, gram dương nhạy cảm và các vi khuẩn đã kháng các kháng sinh beta-lactam khác.
Cefoperazon được chỉ định trong các nhiễm khuẩn sau: Chủ yếu là các nhiễm khuẩn đường mật, đường hô hấp trên và dưới, da và mô mềm, xương khớp, thận và đường tiết niệu, viêm vùng chậu và nhiễm khuẩn sản phụ khoa, viêm phúc mạc và các nhiễm khuẩn trong ổ bụng; nhiễm khuẩn huyết, bệnh lậu
Chú thích: Nói chung không nên dùng cefoperazon để điều trị các nhiễm khuẩn do vi khuẩn gram dương khi có thể dùng penicikin hay cephalosporin thế hệ thứ 1.
Có thể dùng cefoperazon làm thuốc thay thế có hiệu quả cho 1 loại penicilin phổ rộng kết hợp hoặc không kết hợp với aminoglycosid để điều trị nhiễm khuẩn do pseudomonas ở những người bệnh quá mẫn với penicilin.
•    Liều dùng và cách dùng:
Tiêm bắp sâu hoặc tiêm truyền tĩnh mạch gián đoạn (khoảng 15-30ph) hoặc liên tục. Mặc dù cefoperazon đã được tiêm tĩnh mạch trực tiếp chậm trong vòng 3-5ph, nhưng không khuyến cáo dùng thuốc này theo đường tiêm tĩnh mạch, trực tiếp nhanh.
Khi hoà tan cốm cefoperazon ở nồng độ vượt quá 333mg/ml, cần phải lawcs mạnh và lâu. Độ tan tối đa xấp xỉ 475mg/ml.
Người lớn: Đối với các nhiễm khuẩn nhẹ hoặc trung bình, liều thường dùng là 1-2g, cứ 12h 1 lần. Đối với các nhiễm khuản nặng, có thể dùng đến 12g/24h, chia làm 2-4 phân liều. nói chung, liều dùng cho các bệnh nhân bị bệnh gan hoặc tắc mật không quá 4g/24h, hoặc liều cho người suy cả gan và thận là 2g/24h; nếu dùng liều cao hơn, phải theo dõi nồng độ thuốc trong huyết tương.
Người bệnh suy thận có thể sử dụng cefoperazon với liều thường dùng mà không cần hiệu chỉnh liều. nếu có dấu hiệu tích luỹ thuốc, phải giảm liều cho phù hợp.
Liệu trình điều trị các nhiễm khuẩn do streptococcus tan huyết beta nhóm A phải tiếp tục trong ít nhất 10 ngày để giúp ngăn chặn thấp khớp cấp hoặc viêm cầu thận.
Trẻ em: Mặc dù tính an toàn của thuốc tren trẻ em dưới 12 tuổi chưa xác định, thuốc đã được dùng tiêm tĩnh mạch cho trẻ em và trẻ sơ sinh với liều 25-100mg/kg, cứ 12h 1 lần. Không được tiêm bắp cho trẻ sơ sinh thuốc pha với dung dịch benzyl alcol.
•     Tác dụng không mong muốn:
Tăng bạch cầu ưa eosin tạm thời, thử nghiệm coombs dương tính.
Ban da dạng sần
•    Chống chỉ định: 
Người bệnh có tiền sử dị ứng với các kháng sinh nhóm cephalosporin 
 (Lưu ý: Bác sỹ lưu ý chỉ định thuốc cho người bệnh theo đúng tờ hướng dẫn sử dụng thuốc như trên và hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc chỉ định thuốc. Ngoài chỉ định trên BHYT xuất toán khoa Dược không chịu trách nhiệm) 
 


Các bài đã đăng

Xem thêm

Giờ làm việc

Thứ 2 - thứ 6

Sáng: 07h00 - 11h30

Chiều: 13h30 - 17h30

Hướng dẫn khám chữa bệnh Đăng ký KCB
Website đơn vị trực thuộc
Thăm dò ý kiến

Bạn thấy website giao diện mới thế nào?

Xem kết quả

Tra cứu thông tin thuốc

BỘ MÃ ICD10